Khuôn dập nguội là gì?

Khuôn dập nguội là gì?

Khuôn dập nguội là dụng cụ để tạo hình thông qua các chu trình dập nguội lặp lại để tạo ra các sản phẩm có hình dạng như mong muốn. Sản phẩm khuôn dập được sử dụng trong rất nhiều ứng dụng của cuộc sống con người và công nghiệp sản xuất, lắp ráp

Khuôn dập nguội là gì? Sản phẩm khuôn dập nguội

Công nghệ dập nguội là làm biến dạng vật liệu dưới tác dụng của áp lực, tạo hình sản phẩm bằng khuôn dập nguội. Phôi dùng để tạo hình sản phẩm khuôn dập nguội thường có dạng tấm mỏng kim loại phổ biến như thép không gỉ, thép cacbon dạng tấm, hợp kim nhôm,... Tạo khuôn mẫu bằng phương pháp dập nguội có nhiều loại: đột dập, dập sâu, dập vuốt, khuôn kéo và chuốt sợi. 

Sản phẩm khuôn dập nguội có thể là những sản phẩm hoàn thiện có thể sử dụng ngay, hoặc là những chi tiết cấu thành một sản phẩm lớn hơn. Khuôn dập nguội đóng vai trò định hình tạo ra các sản phẩm đa dạng như bình xăng, đồ dùng y tế, ống bô xe máy, chậu rửa mặt, chảo, nồi,... 

Yêu cầu khi thiết kế và gia công khuôn dập

Tùy theo yêu cầu của sản phẩm khuôn dập, mà người ta thiết kế và gia công các loại khuôn dập khác nhau. 

Chọn chính xác vật liệu làm khuôn

Vật liệu làm khuôn phải phù hợp với từng chủng loại khuôn, với tần suất làm việc và vật liệu sản xuất sản phẩm khuôn dập. Bởi công nghệ dập tấm sử dụng áp lực cao để biến đổi hình dạng sản phẩm, vì thế khuôn phải có độ  cứng, độ dẻo dai, độ bền và khả năng chống mài mòn tốt để đảm bảo khuôn làm việc trong thời gian lâu dài, đồng thời chất lượng sản phẩm được nâng cao. Do đó, người ta thường dùng các loại thép chuyên dụng để chế tạo khuôn dập. Nếu dùng thép thông thường thì hay phải thay thế thường xuyên. 

Cấu tạo của khuôn dập nguội

Khuôn dập nguội có cấu tạo gồm 2 phần chính là phần khuôn trên (chày), được lắp đặt để gắn với búa, nó chuyển động nhờ áp lực của búa tác động. Còn khuôn dưới (cối) được để cố định. 

Sự khác nhau của các loại khuôn dập nguội

Dựa vào tính năng làm việc thì khuôn dập nguội được chia làm 2 loại khuôn chính là khuôn dập vuốt, dập sâu và khuôn đột dập. 

Khuôn dập vuốt và dập sâu làm việc trong điều kiện chịu lực ma sát và mài mòn cao nên khuôn yêu cầu có độ cứng bề mặt cao lên đến 58 - 60 HRC, độ dai vừa phải. Sản phẩm khuôn dập phổ biến như dụng cụ y tế, nồi, xoong, chậu,... có độ sâu và chi tiết theo mong muốn, tùy theo độ sâu của sản phẩm mà dập một lần, hai hay ba lần. 

Khuôn đột dập yêu cầu độ cứng cao hơn khuôn dập vuốt và dập sâu, thường là trên 60HRC do phải cắt phôi cứng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý nếu độ cứng quá cao khuôn dễ bị nứt. Khuôn đột dập làm việc trong môi trường khắc nghiệt, chịu áp lực cao nên tuổi thọ thấp. 

Nguồn: smartpm

Danh sách so sánh
Xem kết quả
X